hotline
  Tin tức - sự kiện  » 

Giếng trời và lưu ý khi thiết kế giếng trời

Trong cuộc sống đô thị đất chật người đông,việc xây dựng và thiết kế giếng trời cho các căn nhà đặc biệt là nhà ống dường như đã trỏ thành một nhu cầu bức thiết.
Trong cuộc sống đô thị đất chật người đông,việc xây dựng và thiết kế giếng trời cho các căn nhà đặc biệt là nhà ống dường như đã trỏ thành một nhu cầu bức thiết. Giếng trời ngoài việc tăng tính thẩm mỹ, làm đẹp cho ngôi nhà còn mang lại ánh sáng, lấy gió, giúp các luồng khí trong nhà được lưu thông tốt hơn và điều hòa không khí.

Cấu tạo Giếng trời bao gồm ba phần chính: đỉnh giếng, thân giếng và đáy giếng, trong đó:
+ Đỉnh giếng: là phần trên cùng, có kính và hệ khung mái, giữ tác dụng chiếu sáng và thông gió
+ Thân giếng: có tác dụng chiếu sáng cho các tầng trên
+ Đáy giếng: ở tầng dưới cùng tiếp xúc với mặt đất, là phần có thể sử dụng để trang trí bằng cách bố trí them cây hoa, cây xanh, hòn non bộ hoặc bể cá..



Hiện nay, giếng trời có thể được đặt ở nhiều vị trí khác nhau nhưng phổ biến nhất vẫn là giếng trời trong nhà và giếng trời sau nhà.

Với Giếng trời trong nhà, bạn có thể tiết kiệm được nguồn điện năng bằng cách tận dụng tối đa ánh sáng từ thiên nhiên, đồng thời góp phần vào phong thủy của toàn thể ngôi nhà.

Với Giếng trời sau nhà: vì nằm phía sau ngôi nhà nên việc thiết kế giếng trời sau nhà không có nhiều tác động đến khung cảnh chung . Tuy nhiên, nếu xây giếng trời ở những nơi có hướng gió mạnh như Tây Bắc thì bạn nên tích hợp thêm một thiết bị điều tiết gió hoặc cũng có thể giảm diện tích lấy gió của giếng xuống cho phù hợp hơn.

Tùy thuộc vào kiến trúc ngôi nhà hay sở thích của gia chủ mà có lựa chọn và thiết kế phù hợp.

Một số lưu ý khi thiết kế không gian giếng trời:

- Giếng trời không cần diện tích quá lớn, giữa diện tích giếng và diện tích ngôi nhà cần cân đối, hài hòa với nhau để tạo nên tổng thể không gian hiện đại và mát mẻ.
- Giếng trời thường được đặt ở nhiều vị trí khác nhau, trong đó có một số vị trí phổ biến như: gần cầu thang, sân sau nhà, phòng bếp.
- Nhược điểm của giếng trời là gây tiếng ồn. Vì vậy, cần chọn các vật liệu cách âm, chống ồn.
- Nếu trồng cây ở đáy giếng thì Nơi trồng cây phải được bố trí chống thấm tốt.
- Không nên bố trí nơi sinh hoạt ngay dưới chân giếng để đảm bảo an toàn
- Trên các cửa sổ hành lang mở ra Giếng Trời phải bố trí lan can an toàn cho trẻ nhỏ.
- Để giảm cường độ sáng của giếng trời, có thể dùng các vật liệu màu cho mái vừa tạo đủ độ sáng vừa làm dịu mát không gian nội thất trong nhà.

Bình luận
Xem thêm các mẫu thiết kế khác
Tin tức nổi bật
Hỗ trợ trực tuyến
Hotline: 0901163688
BÀI VIẾT KHÁC
Gọi ngay: 0971 93688