Bước 1: Lập Kế Hoạch
Nắm bắt, thấu hiểu nhu cầu sử dụng của ngôi nhà: Số phòng, diện tích, vị trí các phòng, phong cách thiết kế, nội thất trong nhà. Lưu ý những thay đổi trong tường lai, chẳng hạn gia đình có thêm người, và cần phòng ở.
- Chi phí xây dựng
Dự trù chi phí xây dựng trước khi tiến hành triển khai xây nhà. Tuy nhiên trong quá trình xây dựng luôn có xu hướng phát sinh chi phí, bạn nên dự trù 10-30% ngân sách để đảm bảo triển khai công trình được thuận tiện nhất.
- Dự tính về thời gian
Xây nhà vào mùa khô thì tiến độ thi công xây dựng là nhanh hơn. Tuy nhiên lại khó đạt chất lượng chuẩn nhất bởi mặt kết cấu bê tông dễ bị nứt do ở nhiệt độ cao nếu không được bảo dưỡng tốt.
Ngược lại khi xây nhà vào mùa mưa sẽ có chất lượng thi công tốt hơn. Tuy nhiên chi phí lại cao hơn, công việc dễ bị gián đoạn do tình trạng mưa kéo dài.
Chính vì thế, khi xây nhà chủ nhà cần cân nhắc ưu và nhược điểm của loại hình thời tiết để chọn thời điểm thi công phù hợp nhất. Tránh kéo dài thời gian thi công gây phát sinh nhiều chi phí ảnh hưởng đến kinh phí tăng lên.
- Thủ tục xây dựng
Thủ tục xây dựng gồm 3 bước:
-Trước khi xây dựng: cần xem xét yếu tố pháp lý liên quan đến hiện trạng căn nhà như quyền sở hữu nhà và sở hữu đất đai, các vấn đề quy hoạch khu vực, quy địng của địa phương.
-Trong quá trình xây dựng: phải lập hồ sơ xin phép xây dựng cùng bản vẽ xin phép xây dựng. Cần chú ý đến thời gian gia hạn bởi sau 12 tháng có giấy phép xây dựng nhưng công trình chưa khởi công thì phải xin gia hạn xây dựng.
-Nộp hồ sơ hoàn công tại cơ quan có thẩm quyền
Hồ sơ bao gồm: đơn xin gia hạn giấy phép xây dựng và bản chính giấp phép xây dựng được cấp trước đó.
Bước 2: Làm việc với kiến trúc sư/ nhà thầu
- Chọn kiến trúc sư, chọn nhà thầu
Trao đổi và thống nhất với nhà thầu về lựa chọn loại vật liệu, hình thức thanh toán, thời gian tho công, tiến độ công việc, các yêu cầu kỹ thuật đối với quá trình xây dựng, cách tính chi phí phát sinh. Các vấn đề liên quan đến xây dựng hay điều hành của đội thợ dể nhà thầu quyết định.
Bước 3: Chọn vật liệu xây dựng
- Cân bằng giữa chất lượng và ngân sách
Chọn vật liệu chất lượng giúp bạn xây dựng được một ngôi nhà như ý, đảm bảo chất lượng, độ bền và an toàn của công trình. Các loại vật liệu xây dựng phải kể tới xi măng, đá, nước, bê tông, gạch, thép, cốt pha.
Chọn vật liệu chất lượng nên lựa chọn các thương hiệu uy tín trên thị trường. Tuy nhiên giá vật liệu xây dựng thường xuyên thay đổi theo thời gian, có thể tăng lên hoặc giảm đi nên gia chủ cần tính các khoảng phát sinh chênh lên của vật liệu do tính toán chưa chính xác.
Việc lựa chọn vật liệu hầu như phụ thuộc vào nhà thầu cua rbjan. Nhà thầu sẽ giúp bạn lựa chọn, sử dụng vật liệu là đúng tiêu chuẩn, đúng quy cách. Chủ nhà nên chốt trong hợp đồng cho nguyên công trình.
Bước 4: Xây dựng phần thô
Xây dựng phần thô gồm các bước:
- Gia cố nền và làm nền móng
- Đổ bê tông ( sàn, dầm, cột)
- Xây tường
- Quản lý chất lượng
Trong quá trình xây dựng phần thô cho ngôi nhà, cần thường xuyên thực hiện giám sát, kiểm tra bởi đây là khâu vô cùng quan trọng. Quá trình này cần phải thực hiện từ phía chủ đầu tư để có thể nghiệm thu
Bước 5: Xây dựng hoàn thiện nhà
- Hoàn thiện xây nhà gồm các bước
- Trát tường;
- Láng sàn;
- Ốp lát gạch;
- Sơn bả tường;
- Lắp hệ thống kỹ thuật điện, cấp thoát nước, điện thoại, chống sét;
- Lắp đặt nội thất.
Bước 6: Kiểm tra nghiệm thu
Các bước nghiệm thu
- Kiểm tra: Quá trình kiểm tra được thực hiện xuyên suốt trong quá trình thi công chứ không phải chỉ khi ngôi nhà hoàn thiện. Quá trình kiểm tra này được thực hiện bởi các giám sát viên, chủ nhà một cách thường xuyên.
- Nghiệm thu: Quá trình nghiệm thu này phải có sự có mặt của chủ nhà, đơn vị thi công, đơn vị giám sát để đảm bảo tính khách quan. Đối với các bộ phân bị che khuất cần được nghiệm thu và vẽ bản vẽ hoàn công trước khi tiến hành các công việc tiếp theo đồng thời các giấy tờ này chính là cơ sở pháp lỹ để xin hoàn công sau đó. Quy trình nghiệm thu phải được thưc hiện cẩn trọng và chi tiết cần có bản nghiệm thu rõ ràng đối với từng hạng mục thi công.Sau khi nghiệm thu, công trình đạt chất lượng mới bàn giao cho chủ nhà theo đúng quy định
- Hoàn công: Thủ tục hoàn công được thực hiện khi quá trình thi công hoàn tất, đây là bước quan trọng để có thể nhận sổ hồng. Công việc này được thực hiện bởi chủ nhà, hay nhà thầu thi công nhằm hoàn tất hồ sơ hoàn công theo quy định của pháp luật ban hành và nộp tại cơ quan có thẩm quyền như phòng quản lý đô thị quận , huyện hoặc các cơ quan có thẩm quyền khác.
Hồ sơ xin xác nhận hoàn công gồm:
- 1 bản chính giấy báo kiểm tra công trình hoàn thành theo mẫu
- 1 bản sao y chứng thực sao y tế giấy phép xây dựng nhà ở kèm theo 1 bản sao không cần chứng thực sao y bản vẽ thiết kế xây dựng nhà.
- 2 bản chính bản vẽ hiện trjang hoàn công
- 1 bản sao hợp đồng thi công với đơn vị có giấy phép hành nghề kèm 1 bản sao giấy phéo hành nghề của đơn vị thi công có thị thực sao y hoặc biên lai thu xây dựng.
- Kiến trúc sư phải trực tiếp thiết kế
- Phần kiến trúc: mặt tiền phải đẹp, phù hợp với cảnh quan xung quanh, bố trí mặt bằng và chức năng hợp lý, thông thoáng gió và sử dụng được ánh sáng tự nhiên, bố trí theo phong thủy.
- Phần kết cấu: Kết cấu đảm bảo tính chịu lực tốt, đồng thời đảm bảo tính thẩm mỹ
- Phần điện: Lựa chọn loại dây cáp điện, ống bọc chất lượng. Nên thiết kế dây tiếp đất, cầu dao chống giật cho mỗi tầng. Nếu gia đình sử dụng máy phát điện thì nên thiết kế vị trí đặt máy hợp lý và đi đường dây diện khoa học và thẩm mỹ nhất.
- Phần cấp thoát nước: Loại ống nhựa cần chọn loại ống tốt, độ bền cao
- Phần viễn thông: Đường dây cáp truyền hình, ADSL, WIFi, Dây điện thoại, camera, chuông cửa màn hình.
- Phần chống sét: Nếu công trình của bạn cao hơn hoặc bằng công trình bên cạnh thì nhất thiết phải có hệ thống chống sét. Hệ thống chống sét được thiết kế gồm kim thu sét, dây cáp đồng dẫn từ kim thu sét xuống các cọc tiếp địa và đi sâu vào lòng đất.