Đối với những căn nhà nhỏ, nhà ống hoặc những nhà phố có mặt sàn hẹp, cầu thang đóng vai trò vô cùng quan trọng. Không chỉ tạo lối lên giữa các tầng mà cầu thang còn trở thành vật trang trí làm tôn lên vẻ đẹp thẩm mĩ cho cả ngôi nhà của bạn. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin hữu ích khi thiết kế cầu thang cho những căn nhà có diện tích tương đối nhỏ (dưới 45 mét).
Nếu như trước đây, cầu thang luôn được bố trí ở cuối nhà thì hiện nay không gian giữa nhà lại thường được chọn để đặt cầu thang, nhằm ngăn chia phòng khách và phòng ăn.
Nếu như trước đây, cầu thang luôn được bố trí ở cuối nhà thì hiện nay không gian giữa nhà lại thường được chọn để đặt cầu thang, nhằm ngăn chia phòng khách và phòng ăn.
Nhiều gia đình thường tận dụng không gian phía dưới cầu thang để làm kho cất một số đồ ít dung đến hoặc làm nhà vệ sinh, tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể biến không gian này trở thành nên một nơi lý tưởng, sinh động hơn bằng cách đặt bể cá, tiểu cảnh hay giá để đồ…
Cầu thang bằng bê tông là loại cầu thang khá phổ biến bởi tính kinh tế cũng như độ bền cao nhưng đây lại là loại thang có thiết kế cồng kềnh, chiếm nhiều không gian sinh hoạt và không hề phù hợp với những nhà có diện tích nhỏ. Thay vào đó những thiết kế lắp ghép đơn giản, gọn nhẹ, thanh thoát theo dạng góc hoặc hình xoắn, hình tròn, hình xương cá bằng những chất liệu thanh mảnh như: inox, nhôm, thép, kính hoặc gỗ sẽ được ưu tiên sử dụng cho nhà nhỏ để nhằm giảm thiểu cảm giác nặng nề và tiết kiêm không gian rất nhiều.
Một vấn đề nữa cần lưu ý khi thiết kế cầu thang đó chính là kích thước. Nhà nhỏ dẫn đến thiết kế cầu thang nhỏ là điều tất yếu nhưng nhỏ thế nào thì chúng ta lại cần phải biết cách tính toán. Đầu tiên bạn đo khoảng cách từ sàn hoàn thiện tầng dưới đến sàn hoàn thiện tầng trên. Khi đã có kích thước, bạn sẽ tính xem có bao nhiêu bậc thang để đạt được chiều cao này, đồng nghĩa với việc bạn phải xác định mỗi bậc thang cao bao nhiêu cm để vừa đảm bảo tính an toàn vừa tiết kiệm được diện tích.
Thông thường, cầu thang nào hầu như cũng đều có chiếu nghỉ, đó là điểm gấp khúc và cùng là nơi nghỉ chân tạm thời khi đi lên cầu thang. Chiều nghỉ thường không được phép nhỏ hơn chiều rộng của thân cầu thang, tuy nhiên đối với những ngôi nhà có diện tích nhỏ thì bạn có thể bố trí chiếu nghỉ sao cho phù hợp nhất.
Cầu thang bằng bê tông là loại cầu thang khá phổ biến bởi tính kinh tế cũng như độ bền cao nhưng đây lại là loại thang có thiết kế cồng kềnh, chiếm nhiều không gian sinh hoạt và không hề phù hợp với những nhà có diện tích nhỏ. Thay vào đó những thiết kế lắp ghép đơn giản, gọn nhẹ, thanh thoát theo dạng góc hoặc hình xoắn, hình tròn, hình xương cá bằng những chất liệu thanh mảnh như: inox, nhôm, thép, kính hoặc gỗ sẽ được ưu tiên sử dụng cho nhà nhỏ để nhằm giảm thiểu cảm giác nặng nề và tiết kiêm không gian rất nhiều.
Một vấn đề nữa cần lưu ý khi thiết kế cầu thang đó chính là kích thước. Nhà nhỏ dẫn đến thiết kế cầu thang nhỏ là điều tất yếu nhưng nhỏ thế nào thì chúng ta lại cần phải biết cách tính toán. Đầu tiên bạn đo khoảng cách từ sàn hoàn thiện tầng dưới đến sàn hoàn thiện tầng trên. Khi đã có kích thước, bạn sẽ tính xem có bao nhiêu bậc thang để đạt được chiều cao này, đồng nghĩa với việc bạn phải xác định mỗi bậc thang cao bao nhiêu cm để vừa đảm bảo tính an toàn vừa tiết kiệm được diện tích.
Thông thường, cầu thang nào hầu như cũng đều có chiếu nghỉ, đó là điểm gấp khúc và cùng là nơi nghỉ chân tạm thời khi đi lên cầu thang. Chiều nghỉ thường không được phép nhỏ hơn chiều rộng của thân cầu thang, tuy nhiên đối với những ngôi nhà có diện tích nhỏ thì bạn có thể bố trí chiếu nghỉ sao cho phù hợp nhất.